Vận tải đường bộ là loại hình vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lưu lượng hàng hóa hàng năm. Với sự linh hoạt cao, vận tải đường bộ không chỉ phục vụ giao nhận nội thành, nội tỉnh mà còn đáp ứng nhu cầu vận chuyển liên tỉnh, Bắc – Nam và thậm chí quốc tế. Vậy những loại hàng hóa nào thường được vận chuyển bằng đường bộ? Hãy cùng Vận chuyển hàng hóa Sài Gòn 24H tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thế mạnh và hạn chế của hàng hóa vận chuyển đường bộ
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là hình thức sử dụng vận tài hàng hóa bằng các loại xe như xe oto, xe tải, xe container,… Hàng hóa được đưa từ nơi gửi đến nơi nhận một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số ưu,điểm của loại hình vận chuyển này.
- Sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc cũng như lịch trình cố định.
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương tiện, tuyến đường vận chuyển, số lượng hàng hóa theo yêu cầu cá nhân.
- Hàng hóa vận chuyển đường bộ đa phần sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí so với những phương tiện khác như đường sắt, đường biển, đường hàng không,…
- Bảo quản hàng hóa khá cao, giữ vững chất lượng trong suốt quá trình dịch chuyển.
- Giảm thiểu chi phí thuê nhân công bốc xếp hàng hóa. Hàng hóa được trở trực tiếp từ kho người gửi đến kho người nhận mà không phải đi qua điểm trung gian nào.
Các hạn chế gặp phải trong quá trình vận chuyển đường bộ mà các doanh nghiệp thường gặp:
- Phát sinh các chi phí bên ngoài và các thủ tục mất thời gian như: cước trạm thu phí, chi phí cầu đường, chi phí nhiên liệu,…
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro như giao thông ùn tắc, tai nạn giao thông,…
- Thời gian vận chuyển hàng hóa không được đảm bảo
- Về khối lượng và kích thước hàng hóa vẫn còn một số hạn chế so với các hình thức vận chuyển khác.
- Yếu tố thời tiết cũng là tác nhân quyết định hình thức vận chuyển này.

Những loại hàng hóa vận chuyển đường bộ gồm những gì?
Hiện nay, với khả năng tiếp cận mọi địa điểm, lớn nhỏ, vận tải đường bộ là giải pháp linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Các loại hình vận chuyển lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của các doanh nghiệp.
Xem thêm tại: Gừi hàng từ TPHCM đi Bắc Ninh giá như nào?
Các hình thức vận chuyển hàng hóa đường bộ
Trên thị trường thương mại phát triển như hiện nay, nhu cầu trao đổi giao thương, mua bán xuất nhập khẩu tăng cao, việc vận chuyển hàng hóa đường bộ cũng phát triển. Với đa dạng loại hàng hóa, thời gian vận chuyển mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương tiện vận tải đường bộ phù hợp sau:
- Xe tải: Xe tải là phương tiện từ lâu đời và đặc trưng cho vận chuyển hàng hóa đường bộ. Xe được chia làm 2 loại xe chuyển là xe tải thường và xe tải chuyên dụng. Thường có kích thước phổ biến là xe 1 tấn, 5 tấn, 10 tấn và công suất lớn nhất được sử dụng ở Việt Nam là 25 tấn.
- Container: Container (xe đầu kéo) là phương tiện chuyên vận chuyển đơn hàng có trọng lượng, kích thước lớn, hình thức vận chuyển phổ biến nhất thế giới. Container được thiết kế thêm rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe không có bánh trước và chỉ kết nạp được với 1 xe đầu kéo duy nhất. Kích thước của container được chia ra làm 3 loại gồm: 20ft, 40ft, 45ft. Ngoài ra còn có container thường và container cao.
- Xe bồn: Xe bồn là loại xe chuyên chở hàng hóa đặc biệt như xăng, dầu, hóa chất, hàng hóa dạng lỏng… Xe được trang bị thêm hệ thống bơm xăng dầu, nồi hơi, hệ thống nạp, xả… chuyên hỗ trợ cho việc bảo quản và vận chuyển hàng hóa lỏng được an toàn.
- Xe fooc: Xe fooc là phương tiện chuyên chở loại hàng siêu trường siêu trọng, có trọng tải từ 20 – 40 tấn. Xe được thiết kế có chiều cao từ 60cm đến 1,2m, chiều ngang của fooc từ 3,2m đến 3,6m, chiều dài từ 12m đến 15m. Sàn của xe thường khá thấp để tận dụng chiều cao cho các công trình dự án.
- Xe tải đông lạnh: Xe tải đông lạnh là phương tiện được thiết kế chuyên vận chuyển mặt hàng cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ nhất định. Thùng xe được thiết kế hệ thống làm lạnh, có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với điều kiện bảo quản đơn hàng trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh các loại xe chuyên vận chuyển hàng hóa kích thước, trọng lượng lớn. Một trong những phương tiện khác được sử dụng vận chuyển hàng hóa như:
- Xe máy: Xe máy là phương tiện thông dụng trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong khu vực nội thành, nội tỉnh. Nhờ thiết kế nhỏ gọn nên xe máy có thể đi vào được các địa hình hẻm nhỏ, ngõ ngách. Đồng thời, trong điều kiện ùn tắc tại các thành phố, giao hàng bằng xe máy cũng thuận tiện và rút ngắn được khá nhiều thời gian vận chuyển hàng hóa.
- Xe ba gác: Xe ba gác là phương tiện được nhiều người lựa chọn vì có thể vận chuyển được hàng hóa nặng với giá thành phải chăng. Tuy nhiên, hầu hết, xe ba gác là phương tiện tự phát, do cá nhân tự đứng ra vận chuyển. Các doanh nghiệp, đơn vị vận chuyển lớn sẽ không sử dụng xe ba gác để giao nhận hàng hóa.

Các mặt hàng thường được vận chuyển bằng đường bộ
Với sự đa dạng, phong phú các loại phương tiện khác nhau có thể đáp ứng mọi yêu cầu giao nhận của từng loại hàng. Tuy nhiên, khi gửi hàng, các doanh nghiệp cần lưu ý tránh gửi các loại hàng thuộc danh bị cấm vận, theo quy định của Pháp luật. Một số loại hàng gửi vận chuyển phổ biến có thể kể đến như:
Vận chuyển Hàng lạnh
Khi vận chuyển hàng đông lạnh bằng đường bộ, container lạnh được sử dụng thay vì container thông thường. Loại container này được trang bị máy lạnh để duy trì nhiệt độ thấp ổn định bên trong, đảm bảo hàng hóa luôn được bảo quản tốt trong suốt quá trình vận chuyển.
Hàng lạnh có 2 loại là hàng mát và hàng đông. Hàng mát được bảo quản ở nhiệt độ thấp tương đối. Hàng đông thì có yêu cầu về nhiệt độ thấp hơn nhiều. Vì vậy, công suất điện năng sử dụng cho 2 xe là khác nhau, thông thường giá hàng đông sẽ có chi phí cao hơn.
Vận chuyển hàng đông lạnh có những đặc điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Tăng chất lượng, giá bán, đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm.
- Hạn chế các rủi ro hư hỏng, giảm thiểu chi phí bảo hiểm hàng hóa.
- Có những phương án phù hợp giảm thiểu thời gian chuyển hàng đến đúng nơi yêu cầu.
Vận chuyển Hàng siêu trường siêu trọng
Hàng hóa siêu trường siêu trọng là hàng hóa thuộc loại hàng nặng, có khối lượng cực lớn hay còn gọi hàng quá khổ, quá tải. Thông thường, loại hàng này là máy móc thiết bị đặc nguyên khối như máy móc công trình, máy đào, máy xúc, máy công nghiệp, …
Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng có những đặc điểm nổi bật sau:
- Vận chuyển loại hàng này khá kén chọn phương tiện.
- Phương tiện bốc dỡ cần có thiết bị, công suất lớn như máy nâng hoặc máy cẩu công suất lớn.
- Về vận chuyển hàng hóa người ta dùng xe đầu kéo kết hợp với xe fooc để di chuyển.
- Chi phí vận chuyển khá cao.

Vận chuyển hàng lẻ
Vận chuyển hàng hóa lẻ bằng đường bộ thường là số lượng hàng không đủ công suất, không đủ một container nên cần tổng hợp để xếp đi chung nhiều đơn lẻ lại với nhau. Người vận chuyển sẽ dễ dàng kiểm soát, tối ưu không gian, trọng tải trong quá trình vận chuyển không bị thiệt thòi.
Hàng lẻ được chia làm 2 loại là hàng lẻ container (LCL) và hàng lẻ thường.
- Hàng lẻ container (LCL) được tổng hợp tại bãi tập kết container. Sau đó hàng hóa được vận chuyển bằng container đến địa điểm tập kết khác. Đến đây người nhận mới có thể nhận được hàng của mình.
- Hàng lẻ thông thường là tổng hợp nhiều đơn hàng của nhiều người gửi khác nhau đưa lên xe vận chuyển. Sau đó, hàng được phân phối đến tay người nhận.
Vận chuyển hàng lẻ có những đặc điểm nổi bật sau:
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển nhờ có thể chia sẻ không gian vận tải cùng những khách khác.
- Sự linh hoạt trong việc quản lý kho bãi và đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường.
- Bảo vệ môi trường nhờ giảm số lượng xe tải cần thiết cho mỗi chuyến vận chuyển.
- Thời gian giao hàng và chất lượng đơn hàng không được đảm bảo.
- Phát sinh các chi phí như phí lưu kho, phí quản lý, phụ phí,…
Vận chuyển Thuỷ hải sản tươi sống
Phương tiện vận chuyển thủy hải sản tươi sống bằng đường bộ đòi hỏi sự trang bị hệ thống làm lạnh hiện đại. Việc kiểm soát nhiệt độ thấp trong suốt quá trình vận chuyển sẽ quyết định đến chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm. Bên cạnh đó, việc tối ưu hóa lộ trình và thời gian vận chuyển giúp đảm bảo hải sản đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tươi ngon nhất.
Vận chuyển thủy hải sản tươi sống có những đặc điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Cần phải bảo quản cẩn thận hàng hóa bằng xe chuyên dụng để giữ cho hải sản được độ tươi, giàu chất dinh dưỡng.
- Người vận chuyển phải đảm bảo lượng hư hao thủy hải sản dưới mức quy định.
- Tiết kiệm được ngân sách vì trong trường hợp vận chuyển qua biên giới, một số mặt hàng tươi sống có thể được giảm chi phí thông quan.
Vận chuyển Hàng dễ vỡ
Hàng dễ vỡ là những mặt hàng dễ bị hư hỏng khi có tác động vật lý, như gốm sứ, thủy tinh, nội thất, đồ cổ,… Vì vậy, khi vận chuyển, đơn vị cần nhẹ nhàng xếp dỡ, tránh va đập mạnh để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận nguyên vẹn.
Vận chuyển hàng dễ vỡ có những đặc điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Hàng hóa cần được đóng kiện, bảo hộ đầy đủ, an toàn.
- Hàng hóa cần được kiểm định, đảm bảo giữ được chất lượng trong quá trình vận chuyển.
- Chi phí vận chuyển mặt hàng này cao do phát sinh thêm chi phí kiểm định chất lượng và bảo quản hàng hóa.

Vận chuyển Hàng nguyên xe
Vận chuyển hàng hóa nguyên xe bằng đường bộ thường được sử dụng cho các đơn hàng có khối lượng hoặc thể tích đủ với công suất một chiếc xe vận chuyển.
Vận chuyển hàng hóa nguyên xe có những đặc điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Người vận chuyển chỉ xử lý với một đối tượng khách hàng.
- Việc tập kết hàng hóa nguyên xe cũng dễ dàng hơn.
- Cước phí vận chuyển phải chăng.
Vận chuyển Rau, củ, quả, nông sản
Vận chuyển hàng rau, củ, quả, nông sản bằng đường bộ cần bảo quản tương đối về độ ẩm và nhiệt độ. Người vận chuyển cần nắm kỹ thông tin để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại thực phẩm.

Trong quá trình vận chuyển, nếu chỉnh nhiệt độ quá cao có thể khiến rau củ nhanh hỏng, trong khi nhiệt độ quá thấp lại làm trái, củ dễ bị dập. Độ ẩm quá cao có thể gây nấm mốc, còn thiếu độ ẩm sẽ làm trái, củ mất độ tươi. Trong quá trình vận chuyển, cần hạn chế tối đa va đập để bảo quản hàng hóa tốt nhất.
Vận chuyển Hoá chất
Hóa chất là loại hàng hóa phức tạp, đòi hỏi sự cẩn thận trong quá trình vận chuyển. Sự phức tạp về công thức hóa học khiến việc kê khai trở nên khó khăn, đồng thời gây khó khăn trong khâu bảo quản. Do mỗi loại hóa chất có tính chất riêng, chúng dễ phản ứng với các hợp chất trong không khí, nhiệt độ và độ ẩm. Thậm chí, việc vận chuyển chung các loại hóa chất khác nhau có nguy cơ xảy ra phản ứng, gây nguy hiểm.
Vì là hàng hóa nguy hiểm, khi vận chuyển trong nước các tổ chức, cá nhân cần phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm theo pháp luật Việt Nam về giao thông đường bộ. Về phương tiện, xe vận chuyển cần được trang bị thùng, bồn chứa chuyên dụng, bạt che kín khoang chở hàng, các dụng cụ chữa cháy, nổ khi cần thiết.
Đối với hóa chất vận chuyển ra nước ngoài hoặc nhập khẩu từ nước ngoài qua đường bộ cần làm một số giấy tờ sau tại cửa khẩu:
- Các doanh nghiệp khi khai báo hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam có thể thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn/.
- Khi vận chuyển hóa chất bằng đường bộ trong nước, các doanh nghiệp chú ý phân loại hóa chất, nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ rõ ràng. Phương tiện vận chuyển và người lái xe phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật vận chuyển hóa chất.
- Khi vận chuyển hóa chất bằng đường bộ ra nước ngoài, các doanh nghiệp chú ý chuẩn bị hồ sơ hải quan, bảo hiểm hàng hóa. Đồng thời, hóa chất cần được kiểm dịch đầy đủ và quá trình vận chuyển cần chấp hành quy định xuất nhập khẩu của cả 2 nước.
Vận chuyển Hàng ưu đãi
Vận chuyển hàng ưu đãi bằng đường bộ là một trong những loại hàng hóa được Nhà nước cho phép. Vì vậy, loại hàng hóa này thường được hưởng các ưu đãi như hỗ trợ vốn, giảm thiểu thuế suất hoặc miễn thuế, ưu tiên thông quan,… Ưu đãi này thường được áp dụng cho các loại hàng hóa đặc biệt, phục vụ mục đích quốc gia, hoặc các sản phẩm của một số ngành nghề được khuyến khích phát triển.
VD: Các loại hàng nông sản như: hạt điều, cà phê,…Hàng hóa thủy sản như: cá, tôm, mực,…Hàng công nghiệp, hàng phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia, an ninh quốc phòng,…
Tuy nhiên, để vận chuyển mặt hàng này cần có giấy tờ chứng từ liên quan. Mỗi quốc gia và loại hàng hóa có quy định về ưu đãi vận chuyển khác nhau. Do đó, phía người gửi có thể cung cấp cho bên vận chuyển những chứng từ cần thiết và tuân thủ đúng quy định vận tải, hải quan, các ngành liên quan khác.

Vận chuyển Hàng được hoàn thuế
Vận chuyển hàng được hoàn thuế bằng đường bộ chủ yếu là loại thuế VAT. Loại hàng tiêu dùng có giá đã cộng dồn thuế VAT. Do đó, các mặt hàng này khi xuất khẩu qua nước ngoài lượng thuế này được hoàn trả cho người xuất khẩu.
Theo Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, các loại hàng hóa được hoàn thuế bao gồm:
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu.
- Nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất hoặc gia công hàng hóa xuất khẩu.
Ví dụ: Một công ty sản xuất phần mềm tại Việt Nam bán phần mềm cho khách hàng ở Mỹ. Dịch vụ này được coi là xuất khẩu và được áp dụng thuế suất VAT 0%. Nếu công ty có số thuế VAT đầu vào lớn hơn số thuế VAT đầu ra, công ty sẽ được hoàn lại phần chênh lệch.
Quy trình vận chuyển hàng hóa đường bộ
Mỗi đơn vị vận chuyển sẽ có một quy trình vận chuyển hàng hóa khác nhau. Dưới đây là quy trình vận chuyển hàng hóa đường bộ thông thường mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và yêu cầu vận chuyển của khách hàng
Sau khi tiếp nhận yêu cầu về hàng hóa vận chuyển đường bộ. Đơn vị vận chuyển khai thác thêm thông tin về đơn hàng có thể kể đến như số lượng – trọng lượng, đặc điểm – tính chất, thời gian – địa điểm nhận hàng,… để tư vấn cho khách loại hình vận chuyển phù hợp nhất.
Bước 2: Báo giá quãng đường vận chuyển
Sau khi đã có đầy đủ thông tin, đơn vị vận chuyển tiến hành tính quãng đường, trọng lượng và tính cước phí. Sau khi tính toán có thể báo giá vận chuyển trước cho khách hàng.

Bước 3: Vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ nhận hàng
Nhân viên của đơn vị vận chuyển tiếp nhận đơn hàng từ phía doanh nghiệp. Sau đó, thực hiện phân loại kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển.
Bước 4: Thu cước phí vận chuyển hàng hóa
Nhân viên vận chuyển sẽ trực tiếp thu tiền cho đơn hàng được giao tới đúng địa chỉ khách hàng theo như hợp đồng. Nếu khách hàng kiểm tra và không có bất cứ khiếu nại, đóng góp ý kiến nào thì quy trình vận chuyển hàng hóa đường bộ đã hoàn thành.
Bài viết trên là chi tiết các loại hình vận chuyển đường bộ, những quy trình và các loại hàng hóa có thể nhận vận tài. Các doanh nghiệp, người gửi hàng hóa có thể tham khảo các cơ sở vận chuyển uy tín, để giao hàng hóa của mình đến tay khách hàng nguyên vẹn.
Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu qua Vận chuyển Sài Gòn 24H nếu vẫn chưa tìm được cơ sở vận chuyển ưng ý. Phía người gửi chỉ cần đưa một số thông tin hàng hóa, chúng tôi sẽ lựa chọn, đưa ra những phương tiện vận chuyển cụ thể phù hợp với yêu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm thông tin về vận chuyển hàng đi Nghệ An hoặc là gửi hàng đi Thanh Hóa, quý khách hàng có thể tham khảo tại website: vanchuyenhanghoasg24h hoặc liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0931 555 968 – 097 651 0813.