Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là loại văn bản pháp lý vô cùng quan trọng trong quá trình giao dịch thương mại. Hợp đồng này bảo vệ quyền lợi của các bên và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn. Đồng thời, nó hỗ trợ hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp khi có vấn đề phát sinh. Cùng Vận chuyển Sài Gòn 24H tìm hiểu chi tiết về hợp đồng vận chuyển hàng hóa qua bài viết dưới dây.
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là gì?
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là mẫu văn bản thể hiện sự thỏa thuận pháp lý giữa bên thuê vận chuyển và đơn vị vận chuyển. Trong đó, bên cung cấp dịch vụ vận chuyển có nghĩa vụ đưa hàng hóa từ địa điểm này đến nơi khác theo yêu cầu của bên thuê. Về phía bên thuê vận chuyển có trách nhiệm thanh toán cước phí và các khoản phí phụ liên quan đến dịch vụ.

Mẫu hợp đồng thuê vận chuyển hàng hoá mới nhất hiện nay
Hợp đồng vận chuyển thể hiện bằng văn bản, được ký kết dựa trên sự thống nhất, đồng ý hai bên, quy định ràng buộc quyền và nghĩa vụ. Đây có thể là hợp đồng mẫu in sẵn hoặc hợp đồng mẫu do các bên doanh nghiệp tự soạn thảo. Dù là loại hợp đồng nào cũng cần có những thông tin cơ bản như sau:
- Thông tin hàng hóa vận chuyển: Loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng.
- Thời gian và địa điểm giao nhận: Thời gian cụ thể khi nào đơn hàng sẽ được giao và nhận tới điểm đến đã chọn.
- Giá cước vận chuyển: Bao gồm số tiền vận chuyển đơn hàng, tiền thuế, phí dịch vụ.
- Phương tiện vận chuyển: Loại phương tiện sử dụng để vận chuyển hàng hóa.
- Trách nhiệm bồi thường: Quy định về trách nhiệm trong trường hợp xảy ra mất mát hoặc thiệt hại.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Phương thức giải quyết khi có tranh chấp giữa hai bên như đền bù, bồi thường, mua mới,…

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Hợp đồng vận chuyển 2024 tại đây







Quyền và nghĩa vụ bên vận chuyển theo quy định hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, bên vận chuyển có những quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định. Việc nắm rõ được các quy định, giúp cả 2 bên thực hiện quyền lợi chung và dễ dàng xử lý khi có vấn đề xảy ra:
Tiếp nhận hàng hóa từ bên thuê vận chuyển
Đây là một trong những quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quan trọng. Đơn vị vận chuyển phải đưa phương tiện qua bên thuê vận chuyển để tiếp nhận hàng hóa theo sự thỏa thuận của hai bên. Phương tiện vận chuyển cần đáp ứng mọi yêu cầu về việc bảo quản tính chất hàng hóa.

Đơn vị vận chuyển phải nhận hàng hóa của bên thuê theo đúng thời gian và địa điểm. Nếu bên vận chuyển nhận chậm hàng dẫn đến phát sinh chi phí bảo quản hàng hoá thì phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển. Hoặc bên thuê vận chuyển đưa hàng chậm thì bên vận chuyển có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh do phải lưu giữ phương tiện di chuyển.
Bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hàng hóa không đúng với loại hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài ra, bên vận chuyển cũng có quyền từ chối nhận hàng nếu không đảm bảo tiêu chuẩn đóng gói. Đặc biệt, không vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, có tính chất độc hại, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trường hợp hợp đồng có quy định bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện di chuyển thì bên vận chuyển phải hướng dẫn việc sắp xếp hàng hóa.
Thực hiện vận chuyển hàng hóa theo các điều kiện đã thỏa thuận
Vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm đưa hàng. Nếu bên vận chuyển không đưa đúng địa điểm thì phải tự thanh toán chi phí vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm cho trước.

Quyền và nghĩa vụ bên thuê vận chuyển theo quy định hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, bên thuê vận chuyển cũng có những quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định rõ trong hợp đồng:
Gửi hàng hóa cho bên vận chuyển theo đúng quy định
Bên thuê vận chuyển phải gửi hàng hóa cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn và địa điểm. Hàng hóa phải được đóng gói đúng quy chuẩn được cam kết trong hợp đồng, ghi mã hiệu đầy đủ và rõ ràng. Ngoài ra, bên thuê vận chuyển phải chịu chi phí bốc vác hàng hóa lên phương tiện di chuyển nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng.

Thanh toán đầy đủ chi phí vận chuyển
Thanh toán đầy đủ chi phí vận chuyển được xem là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên thuê vận chuyển. Cước phí sẽ được thỏa thuận theo biểu phí của đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Ngoài cước phí, bên thuê vận chuyển còn phải trả thêm các khoản thu phí khác như tiền lưu kho, lưu bãi,…

Theo dõi và thực hiện bảo quản hàng hóa trên đường vận chuyển
Đôi bên có thể thỏa thuận để bên thuê vận chuyển cử người theo dõi hàng hóa nếu loại hàng hóa ấy có giá trị lớn hoặc có chế độ bảo quản đặc biệt. Trong trường hợp bên thuê vận chuyển theo dõi hàng hóa mà hàng hóa bị hư hỏng thì bên thuê vận chuyển phải tự chịu trách nhiệm những tổn thất hàng hóa đó.

Câu hỏi thường gặp về hợp đồng vận chuyển hàng hoá
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa không chỉ là một văn bản pháp lý mà còn là công cụ đàm phán và quản lý rủi ro hiệu quả. Để đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro, các doanh nghiệp thường gặp phải nhiều thắc mắc xoay quanh loại hợp đồng này:
Khi nào thì bạn nên làm Hợp đồng vận chuyển hàng hóa?
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là một văn bản pháp lý quan trọng, quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quá trình vận chuyển. Dù là vận chuyển trong nước hay quốc tế, việc ký kết hợp đồng luôn được khuyến khích, đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa có giá trị lớn: Để bảo vệ quyền lợi của cả bên gửi và bên nhận hàng, hợp đồng sẽ là bằng chứng xác thực về giá trị và tình trạng hàng hóa khi giao nhận.
- Số lượng hàng hóa lớn: Với những lô hàng lớn, hợp đồng sẽ giúp quản lý hiệu quả quá trình vận chuyển, phân chia rõ ràng trách nhiệm của các bên.
- Hàng hóa đặc biệt: Hàng dễ vỡ, hàng nguy hiểm, hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt cần có hợp đồng để đảm bảo quy trình vận chuyển được thực hiện đúng tiêu chuẩn.
- Vận chuyển liên tục: Nếu bạn thường xuyên gửi hàng, việc ký kết hợp đồng sẽ giúp đơn giản hóa quy trình và tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với đơn vị vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có được soạn thảo bằng tiếng Anh không?
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoàn toàn có thể được lập thành văn bản bằng tiếng Anh. Thậm chí, đối với các giao dịch quốc tế, việc sử dụng tiếng Anh là rất phổ biến. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, hợp đồng cũng có thể được lập bằng ngôn ngữ khác hoặc song ngữ.
Nếu không làm hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì sử dụng giấy tờ gì?
Trong một số trường hợp đơn giản, việc ký kết hợp đồng vận chuyển có thể được bỏ qua. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và tránh tranh chấp, bạn nên sử dụng các loại giấy tờ sau:
- Phiếu gửi hàng: Đây là giấy tờ chứng minh việc giao nhận hàng hóa, ghi rõ thông tin về người gửi, người nhận, loại hàng, số lượng,…
- Hóa đơn: Hóa đơn sẽ ghi rõ giá trị của hàng hóa và là cơ sở để thanh toán.
- Biên bản giao nhận: Đây là giấy tờ xác nhận việc giao nhận hàng hóa thành công, ghi rõ tình trạng hàng hóa tại thời điểm giao nhận.
Lưu ý: Việc không có hợp đồng vận chuyển có thể gây ra nhiều bất tiện và rủi ro trong quá trình vận chuyển. Nếu xảy ra tranh chấp, việc giải quyết sẽ trở nên khó khăn hơn do thiếu bằng chứng pháp lý cụ thể.
Bài viết trên là chi tiết về hợp đồng vận chuyển, những lợi ích, quyền và nghĩa vụ của đôi bên khi tham gia ký kết hợp đồng với nhau. Hợp đồng là để ràng buộc đồng thời cũng chính là niềm tin và sự đảm bảo giữa để đôi bên thực hiện dịch vụ thật tốt. Đến với Vân chuyển Sài Gòn 24h các loại dịch vụ như Chành xe đi Bắc Ninh, Chành xe đi Thanh Hóa, Gửi hàng đi Nghệ An,… đều có giấy tờ minh bạch để cho khách hàng nắm rõ được dịch vụ mình đang sử dụng.
Sự minh bạch trong sử dụng dịch vụ sẽ giúp hàng hóa của bạn được vận chuyển đến nơi một cách nhanh chóng và an toàn. Với phương châm: “Dịch vụ vận chuyển ở mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tiến độ về thời gian’’, Vận chuyển Sài Gòn 24H luôn cố gắng cải thiện dịch vụ để đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website: vanchuyenhanghoasg24h hoặc liên hệ hotline 0931 555 968 – 097 651 0813.