Vận chuyển hàng hóa là gì ? vai trò đặc biệt của vận chuyển hàng hóa trong thời buổi kinh tê hiện nay
Vận chuyển hàng hóa, còn được gọi là giao nhận hàng hóa, là quá trình vận chuyển vật lý hàng hóa . Thuật ngữ vận chuyển ban đầu được gọi là vận chuyển bằng đường biển nhưng trong tiếng Anh Mỹ, nó đã được mở rộng để chỉ vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không. Vận chuyển hàng hóa là một trong những hoạt động rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, tuy nhiên những nội dung liên quan đến vấn đề này còn khá mới mẻ đối với người đọc. Do đó, qua bài viết này hãy cùng Vận Tải Sài Gòn 24H hiểu rõ hơn về phương thức vận chuyển và cách tính chi phí vận chuyển .
1. Vận chuyển hàng hóa là gì?
Vận chuyển là nhu cầu thiết yếu của sự phát triển kinh tế nhằm mục đích thay đổi vị trí của hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận chuyển. Trong kinh doanh thương mại vận chuyển hàng hóa có vai trò đặc biệt quan trọng. Nói đến thương mại phải nói đến vận chuyển hàng hóa, thương mại là làm hàng hóa thay đổi chủ sở hữu còn vận chuyển làm cho hàng hóa thay đổi vị trí.
Dịch vụ hàng hóa ra đời là nhu cầu thiết yếu giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng hơn bởi khi nền kinh tế hàng hóa đã ra đời thì công việc vận chuyển hàng hóa luôn đi đôi và có vai trò cực kỳ quan trọng với cuộc sống con người. Hơn nữa, hàng ngày chúng ta di chuyển bằng xe máy, ô tô, hay máy bay. Các hàng hóa tiêu dùng tại các trung tâm mua bán được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt,…. Nguyên vật liệu sản xuất được khai thác và vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến nơi địa điểm sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển…
Cứ như vậy, việc vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó. Sự ra đời của các dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Hiện có các phương thức vận chuyển như sau:
- Đường bộ
- Vận chuyển đường sắt
- Đường thuỷ (vận tải biển, thuỷ nội địa)
- Vận tải đường hàng không
Trong mỗi phương thức lại có thể chia nhỏ thành các hình thức khác nhau. Chẳng hạn vận tải biển gồm vận tải container, hàng rời, hàng lỏng,… Các phương thức vận tải hàng hoá cũng có thể được kết hợp với nhau một cách đồng bộ tạo thành vận tải đa phương thức.
2. Vai trò của vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển trong logistics là sự di chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác bằng sức người hay phương tiện vận chuyển nhằm thực hiện các mục đích thương mại như mua – bán, lưu kho, dự trữ trong quá trình sản xuất – kinh doanh.
Vận chuyển hàng hóa trong nền kinh tế được hình thành do sự cách biệt về không gian và thời gian, giữa nơi sản xuất và nơi bày bán sản phẩm. Do sự chuyển môn hóa của sản xuất và tiêu dùng làm cho nhu cầu vận chuyển tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
Vận chuyển hàng hóa là một phần không thể thiếu của logistics trong doanh nghiệp, hoạt động vận chuyển như sợ dây kết nối các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp kinh doanh ở nhiều vị trí khác nhau. Quá trình vận chuyển không tăng về sản lượng nhưng nâng cao giá trị sản phẩm trong chuổi cung ứng.
Vận chuyển là một trong ba nội dung quan trọng của logistics trong doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chi phí, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Đặc điểm của vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa là nghành dịch vụ nên khác với những sản phẩm sản xuất nên vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm cơ bản sau:
Vận chuyển hàng hóa là sản phẩm dịch vụ nên không thể nhìn thấy, nghe thấy, cầm ….trước khi mua. Người mua không thể biết trước hàng hóa có được vận chuyển đúng lịch trình hay có đảm bảo an toàn không…cho đến khi họ nhận được hàng hóa.
Chất lượng của dịch vụ vận chuyển hàng hóa thường không ổn định do nhiều yếu tố khách quan ( như điều kiện thời tiết, hạ tầng giao thông…) và cả những yếu tố chủ quan ( chất lượng của phương tiện vận chuyển, bến bãi, tai nạn, …….) làm tác động không nhỏ đến tính ổn định của vận chuyển hàng hóa.
Nhu cầu vận chuyên không ổn định và thường dao động do nhu cầu thời kỳ cao điểm ( cao điểm mua sắm, tết…..). Các công ty logistics thường bị quá tải và phải huy động một đội vận chuyển lớn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đến thời kỳ thấp điểm nhu cầu vận chuyển thấp làm cho chi phí vận hành, bảo dưỡng, khấu hao tài sản lớn vì vậy để đảm bảo tính ổn định của của dịch vụ vận chuyển chúng ta nên chọn dịch vụ uy tín – chất lượng và được nhiều đánh giá tốt từ các khách hàng sử dụng trước đó.
4. Cách tính khối lượng hàng hóa vận chuyển
Cước phí dịch vụ vận chuyển hiện nay hầu như đều được tính dựa trên khối lượng hàng hóa hoặc thể tích hàng hóa. Theo đó, khi tính cước phí vận chuyển thì thể tích của hàng hóa sẽ được quy đổi sang cùng đơn vị đo của khối lượng đó chính là kg.
Cách tính cước phí vận chuyển theo khối lượng hàng hóa sẽ khác nhau khi khách hàng lựa chọn những hình thức vận chuyển khác nhau:
– Vận chuyển đường hàng không:
+ Cách tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển theo đường hàng không sẽ được tính theo công thức sau:
- Vận chuyển nội địa: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/6000
- Vận chuyển quốc tế: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/5000
+ Cụ thể trong đó: Chiều rộng, chiều dài, chiều cao là các đơn vị thể tích đo được cụ thể trên hàng hóa còn các con số 6000, 5000 là số cố định được quy ước theo chuẩn của ngành.
-Vận chuyển bằng đường bộ:
+ Cách tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển theo đường bộ sẽ được tính theo công thức sau:
- Với hàng nhẹ tính theo thể tích : Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao x Tổng số thùng = Số Khối
- Vơi hàng nặng bê tay : giá cước vận chuyển giao động từ 1.600đ/kg – 2,500đkg
- Với hàng máy móc giá cước vận chuyển giao động từ 1.800đ -2.200đ/kg