Quy trình đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn

Quy trình đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn

Việc đóng gói không chỉ đảm bảo hàng hóa được bảo vệ an toàn trong quá trình vận chuyển mà còn giúp tạo ấn tượng tốt với khách hàng, từ đó tăng khả năng quay lại mua hàng. Tuy nhiên với mỗi loại hàng khác nhau sẽ có các đóng gói khác nhau. Vậy đâu là quy trình đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn. Cùng Vận Tải Sài Gòn 24H theo dõi nội dung sau để hiểu hơn về quy trình này nhé!

Quy trình đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn
Quy trình đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn

Vì sao cần đóng gói hàng hóa đúng chuẩn?

Đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn là một yếu tố then chốt trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa.

  • Bảo vệ hàng hóa: Đóng gói hợp lý giúp bảo vệ hàng hóa khỏi các yếu tố bên ngoài như va đập, rung chuyển, ẩm ướt, bụi bẩn và biến đổi nhiệt độ giúp ngăn ngừa hư hỏng và giữ cho sản phẩm nguyên vẹn khi đến tay người tiêu dùng.
Đóng gói hàng là yếu tố then chốt trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa
Đóng gói hàng là yếu tố then chốt trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa
  • An toàn trong vận chuyển: Đóng gói chắc chắn giúp đảm bảo an toàn cho người vận chuyển và phương tiện vận chuyển. Hàng hóa được đóng gói hợp lý sẽ giảm nguy cơ gây tai nạn hoặc sự cố trong quá trình vận chuyển.
  • Dễ dàng trong lưu kho và quản lý: Hàng hóa được đóng gói đúng tiêu chuẩn sẽ dễ xử lý hơn trong việc xếp dỡ, lưu trữ và kiểm soát kho hàng. Qua đó, giúp bạn tối ưu hóa không gian kho bãi và cải thiện hiệu suất công việc.
  • Tạo ấn tượng chuyên nghiệp: Đóng gói hàng hoá đẹp giúp tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và quan tâm đến chất lượng của doanh nghiệp với khách hàng.

=> Xem thêm:  Vận chuyển hàng hóa liên tỉnh và những vấn đề cần lưu ý

Quy trình đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn

Dưới đây là cách thức đóng gói cho từng loại hàng hóa mà các bạn cần phải nắm rõ:

Đối với hàng dễ vỡ

Cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ như thủy tinh, sành, sứ… bao gồm 7 bước sau:

  • Bước 1: Quấn giấy báo ở quanh từng sản phẩm trong đơn hàng và bạn dùng băng keo để cố định.
  • Bước 2: Ở bước này, bạn quấn thêm 3 đến 4 lớp giấy bubble cho từng mặt hàng và sau đó cố định lại bằng keo.
  • Bước 3: Dùng giấy báo hoặc đệm khí để lót một lớp dưới đáy thùng carton trước khi đặt hàng hóa vào.
  • Bước 4: Sắp xếp tất cả sản phẩm vào trong thùng, bạn cần đảm bảo không để bất kỳ khoảng trống nào.
  • Bước 5: Nếu còn chỗ trống, bạn hãy thêm một ít giấy báo, xốp vụn hoặc giấy bubble để lấp đầy.
  • Bước 6: Dùng keo cố định nắp thùng và cuối cùng bạn dán tem cảnh báo “Hàng Dễ Vỡ”.
Quy cách đóng gói hàng hóa dễ bị vỡ
Quy cách đóng gói hàng hóa dễ bị vỡ

Đối với hàng chất lỏng

Nếu hàng hóa là chất lỏng (thể tích dưới 1L), bạn cần tuân thủ quy cách đóng gói hàng gồm 5 bước:

  • Bước 1: Dùng băng keo cố định miệng chai, túi và lọ…
  • Bước 2: Bạn quấn thêm 3 đến 4 lớp giấy bubble và sau đó cố định lại bằng băng keo.
  • Bước 3: Lót một lớp giấy báo hoặc đệm khí dưới đáy thùng carton để hạn chế va đập tối đa.
  • Bước 4: Sắp xếp tất cả sản phẩm vào trong thùng và bạn chèn thêm giấy báo hoặc là xốp vụn vào để đảm bảo không còn khoảng trống trong thùng.
  • Bước 5: Dán kín miệng thùng và gắn tem cảnh báo.
Đóng gói chất lỏng
Đóng gói chất lỏng

Lưu ý: Đối với chất lỏng có dung tích trên 1L và đựng trong chai hoặc can, bạn cần quấn 3 – 4 lớp giấy bubble quanh thân chai/can trước. Sau đó, bạn tiếp tục quấn thêm 3 – 4 lớp giấy bubble bao quanh toàn bộ chai/can.

Đối với hàng điện tử

Đối với hàng điện tử kích thước nhỏ:

  • Bước 1: Bạn quấn kín hộp đựng sản phẩm bằng túi ni lông và dán băng keo cố định.
  • Bước 2: Bọc bề mặt bên ngoài 3-4 lớp vật liệu chống va đập (như mút xốp, mút mềm, giấy bọt khí…) và siết chặt 4 góc bằng băng keo.
  • Bước 3: Lót tấm đệm chống sốc ở đáy thùng carton. Sắp xếp các sản phẩm vào thùng rồi để đầy khoảng trống bằng mút xốp.
  • Bước 4: Niêm phong nắp thùng bằng băng keo.
  • Bước 5: Bọc toàn bộ thùng bằng 3-4 lớp xốp bọt và cố định bằng băng keo. Cuối cùng, dán tem cảnh báo là hoàn tất.
Đóng gói hàng điện tử
Đóng gói hàng điện tử

Đối với các hàng điện tử có kích thước lớn:

Trong trường hợp có sẵn hộp đựng của nhà sản xuất, bạn thực hiện theo 3 bước:

  • Bước 1: Sử dụng 2 miếng xốp/mút dày 5cm bọc 2 mặt sản phẩm.
  • Bước 2: Bọc bên ngoài 3 – 4 lớp bằng giấy bubble.
  • Bước 3: Dán tem cảnh báo và phiếu giao hàng.

Trong trường hợp không có sẵn hộp đựng, bạn thực hiện đóng gói hàng hoá theo 3 bước:

  • Bước 1: Sử dụng 2 miếng xốp/mút dày 5cm bọc 2 mặt sản phẩm. Tiếp theo bọc thêm 3 – 4 lớp giấy bubble lên toàn bộ hộp và dán cố định bằng băng keo.
  • Bước 2: Đựng sản phẩm vào thùng carton phù hợp, đệm khoảng trống bằng mút xốp.
  • Bước 3: Đóng kín nắp thùng bằng băng kính và dán tem cảnh báo.

Đối với hàng điện gia dụng

Để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng điện gia dụng (như tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa…) diễn ra thuận lợi, bạn cần áp dụng 4 bước đóng gói hàng hoá cơ bản:

  • Bước 1: Lấp kín khoảng trống giữa sản phẩm và thùng hàng bằng mút xốp.
  • Bước 2: Bọc 3 – 4 lớp vật liệu chống va đập quanh thùng hàng.
  • Bước 3: Sử dụng dây cột cố định sản phẩm với đế hàng.
  • Bước 4: Dán tem cảnh báo lên thùng hàng kết thúc quá trình đóng gói.
Đóng gói hàng gia dụng
Đóng gói hàng gia dụng

Đối với hàng hóa đặc biệt

Đối với hàng hóa có hình dạng cong dài (như cần câu cá, tranh, ống nhựa…):

  • Bước 1: Để sản phẩm vào ống nhựa có chu vi phù hợp.
  • Bước 2: Niêm phong 2 đầu ống bằng băng keo.
  • Bước 3: Bọc bên ngoài ống 2-3 lớp bằng giấy bubble.
  • Bước 4: Dán tem cảnh báo lên thân ống hoàn thành đóng gói.

Đối với mặt hàng là quần áo, sách báo, văn phòng phẩm:

  • Bước 1: Bọc kín sản phẩm bằng túi/bao ni lông nhằm hạn chế thấm nước.
  • Bước 2: Đóng thùng hàng và dán kín miệng thùng bằng băng keo.
Đóng gói mặt hàng quần áo
Đóng gói mặt hàng quần áo

Đối với các sản phẩm khác:

  • Bước 1: Dùng giấy bọt khí bọc 3-4 lớp quanh sản phẩm.
  • Bước 2: Đặt vào thùng carton, để kín các khe hở bằng mút xốp rồi niêm phong nắp thùng.

Khối lượng và kích thước khi đóng gói hàng hóa

Ngoài việc tuân thủ quy cách đóng gói hàng hoá, bạn cũng cần đảm bảo khối lượng và kích thước cho phép khi đóng gói. Cụ thể:

  • Trọng lượng: Tối đa 30kg.
  • Kích thước một chiều khi gói hàng: Tối đa là 150cm.

Những lưu ý khi đóng gói hàng hóa

  • Bạn không nên sử dụng các dụng cụ đóng gói hàng hoá (như thùng carton, túi nilon, băng keo) đã cũ hoặc hư hỏng, rách vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng đóng gói.
  • Đối với sản phẩm có giá trị cao, bạn cần đóng gói hàng hoá kỹ lưỡng và niêm phong cẩn thận.
Lưu ý đối với sản phẩm có giá trị cao, bạn cần đóng gói hàng kỹ và có niêm phong
Lưu ý đối với sản phẩm có giá trị cao, bạn cần đóng gói hàng kỹ và có niêm phong
  • Nếu hàng hóa đi kèm hóa đơn, hướng dẫn sử dụng thì bạn cần đặt vào trong thùng trước khi đóng gói để tránh mất mát.
  • Kiểm tra kỹ sản phẩm và dụng cụ đóng gói hàng, bạn đảm bảo không bị thiếu hụt trước khi gửi đi cho khách hàng.

Trên đây là thông tin về quy trình đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn. Nếu quý khách đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên tỉnh như: vận chuyển hàng đi Thanh Hóa, vận chuyển hàng đi Nghệ An, chành hàng đi Bắc Ninh, vận chuyển hàng đi Hà Nội, … vui lòng liên hệ với Công ty Vận Tải Sài Gòn 24h theo hotline 0931 555 968 – 097 651 0813 để được tư vấn và báo giá chi tiết.

G

0931 555 968